trang chủ tin tức xe Kinh nghiệm Làm sao để kiểm tra được độ mòn của lốp ô tô?

Làm sao để kiểm tra được độ mòn của lốp ô tô?

Ngoài kích cỡ, thời gian sản xuất, những thông số trên thành lốp xe cũng giúp chủ xe biết độ mòn lốp khi chọn mua.

Cùng với nhiều bộ phận khác trên ô tô, theo thời gian sử dụng, lốp ô tô sẽ dần bị mài mòn, xuống cấp và cần được thay thế. Thông thường, theo khuyến cáo của các nhà sản, lốp ô tô nên được thay thế sau mỗi 40.000 - 50.000 km.

Lốp xe là một bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp ô tô có thể vận hành êm ái. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn về lịch thay lốp cũng như kiểm tra độ mòn. 

Cách kiểm tra độ mòn lốp ô tô chính xác

Đầu tiên bạn cần bơm căng lốp trước để kiểm tra được tình trạng của lốp. Ví dụ như những vết nứt, rách…Thông thường bạn sẽ thấy vết nứt xuất hiện ở gần gai lốp xe.

Sau đó bạn cần xem độ sâu của gai lốp có vượt ngưỡng cho phép là 1,5mm không. Đây là mốc cơ bản để bạn có thể kiểm tra độ mòn lốp xe ô tô có còn sử dụng được hay không? Độ sâu gai lốp càng nhỏ thì chứng tỏ độ mòn của lốp xe càng nhiều.

Hiện nay, để kiểm tra độ mòn lốp xe ô tô được tiện hơn thì đã có loại lốp xe có sẵn mức đo hao mòn. Nó là phần cao su nằm giữa các rãnh lốp, quan sát mắt thường sẽ thấy rất rõ.

Độ mòn lốp xe (Treadwear) là một trong những thông số các chủ xe cần biết khi chọn mua lốp, bên cạnh kích cỡ hay thời gian sản xuất.

Độ mòn lốp xe (Treadwear) là một trong những thông số các chủ xe cần biết khi chọn mua lốp, bên cạnh kích cỡ hay thời gian sản xuất. (Ảnh minh họa).

Độ mòn lốp xe (Treadwear) là một trong những thông số các chủ xe cần biết khi chọn mua lốp, bên cạnh kích cỡ hay thời gian sản xuất. (Ảnh minh họa).

Nếu quan sát kỹ lốp xe, bạn sẽ nhận thấy rằng trên thành lốp xe được đánh dấu "Treadwear", theo sau là một con số. Đây là một phần của tiêu chuẩn phân loại chất lượng lốp thống nhất (The Uniform Tire Quality Grading - UTQG) được sử dụng để chỉ độ mòn của một loại lốp cụ thể, sử dụng các số như 200, 260, 350, 400 hoặc thậm chí 800…

Treadwear tiêu chuẩn so sánh là 100. Giả sử lốp xe được xếp 400, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 4 lần. Lốp có chỉ số Treadwear cao hơn cho thấy tốc độ mòn chậm hơn. Mặt khác, một chiếc lốp có độ mài mòn thấp hơn có nghĩa là một chiếc lốp có tuổi thọ ngắn hơn, chỉ số Treadwear thấp hơn.

Nguyên nhân khiến lốp xe ô tô bị mòn không đều

Lốp là bộ phận trực tiếp tiếp xúc và ma sát với mặt đường nên việc bị mòn là điều không tránh khỏi. 

Theo lý thuyết nếu lốp bị mài mòn đều thì bạn vẫn có thể yên tâm. Nhưng thực tế việc mài mòn đều các bề mặt là rất khó, thậm chí không thể xảy ra. Thông thường lốp xe sẽ bị mài mòn không đều bởi những nguyên nhân sau:

Lốp mòn ở chính giữa: Nguyên nhân là do lốp bị bơm căng quá dẫn đến hiện tượng phồng lên. Thông thường lốp ô tô được thiết kế dưới dạng tiết diện tròn. Nếu bạn bơm căng quá sẽ khiến phần giữa bị lồi ra, tiếp xúc với mặt đất dẫn đến tình trạng mòn không đều.

Lốp mòn ở hai bên: Nguyên nhân là do bạn bơm lốp quá non. Điều này khiến cho bánh xe bị bẹp, hơi sẽ dồn sang hai bên bánh. Do đó, hai bên được dồn hơi này sẽ tiếp xúc với mặt đường gây ra tình trạng mòn không đều.

Chọn lốp có chỉ số Treadwear phù hợp với xe

Chỉ số Treadwear cho mỗi loại lốp do chính nhà sản xuất lốp đặt ra. Không phải là tiêu chuẩn đại lý hoặc bất kỳ tổ chức cụ thể nào. Do đó, lốp Treadwear 400 của nhà sản xuất A có thể mòn nhanh hơn so với lốp Treadwear 400 của nhà sản xuất B. Vì vậy, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ mòn gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.

Trên thành lốp xe thường có dòng chữ "Treadwear", theo sau là một con số để giúp chủ xe kiểm tra. (Ảnh minh họa).

Trên thành lốp xe thường có dòng chữ "Treadwear", theo sau là một con số để giúp chủ xe kiểm tra. (Ảnh minh họa).

Lốp có chỉ số về độ mòn cao hơn thường có kết cấu cứng hơn. Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm mà người dùng ô tô nói chung không mong muốn như tiếng lốp ồn lớn, cứng cũng như hạn chế độ bám đường. Loại lốp này vì vậy phù hợp với các loại xe có tải trọng lớn hay những ô tô thường xuyên đi đường dài. Nó sẽ giúp kéo dài thời gian thay lốp, qua đó giúp tiết kiệm chi phí.

Ngược lại, lốp có chỉ số về độ mòn Treadwear thấp có kết cấu mềm hơn. Do đó, có độ bám đường tốt hơn, giảm tiếng ồn khi lái xe và góp phần đảm bảo sự êm ái cho xe. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lốp có Treadwear thấp là tỷ lệ mài mòn cao, do đó cần thay lốp thường xuyên hơn.

(Nguồn vtc.vn)